Xe Ô Tô Bị Quá Nhiệt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

xe-oto-bi-qua-nhiet

Bạn đang lái xe trên cao tốc trong một ngày nắng gắt, điều hòa bật hết cỡ. Bỗng nhiên, bạn thấy kim đồng hồ nhiệt độ nhảy vọt, đèn cảnh báo đỏ rực, và bạn ngửi thấy mùi khét bốc lên từ khoang máy.

Lúc này, bạn sẽ làm gì?

1.      Tiếp tục lái xe với hy vọng “mọi thứ sẽ ổn”?

2.      Dừng lại?

Hay bạn vẫn chưa biết sẽ phản ứng ra sao?

Trên thực tế, phần lớn tài xế từng ít nhất một lần đối mặt với tình huống này. Rất nhiều người đã xử lý sai cách, gây hỏng hóc nặng hơn cho xe.

Xe ô tô bị quá nhiệt là dấu hiệu cảnh báo những rủi ro hư hỏng nghiêm trọng. Nếu tiếp tục lái xe khi động cơ quá nóng, bạn sẽ gây ra thêm những thiệt hại nặng nề hơn cho xe như bó kẹt động cơ, thậm chí có thể dẫn đến tai nạn.

Bài viết này sẽ đề cập đến những dấu hiệu giúp bạn xác định dấu hiệu xe bạn đã bị quá nhiệt, những nguyên nhân gây ra tình trạng này, và cách bạn có thể xử lý để hạn chế những hư hại nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.

Dấu Hiệu Xe Ô Tô Của Bạn Đã Bị Quá Nhiệt

Động cơ quá nhiệt thường xuất hiện những hiện tượng bất thường khi vận hành. Nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây, rất có thể xe bạn đang “kêu cứu”:

✅ Đèn cảnh báo nhiệt độ (hay đèn check động cơ) sáng trên bảng điều khiển

✅ Kim báo nhiệt độ nước làm mát đã chạm mức H hay thậm chí vượt ngưỡng đỏ

✅ Có khói hoặc hơi nước bốc lên từ capo

✅ Ngửi thấy mùi khét giống mùi nhựa cháy

✅ Bạn nghe được tiếng gõ và tiếng va đập từ trong khoang máy

✅ Động cơ yếu đi, xe ì ạch, chậm đi một cách bất thường

Xem thêm: Dấu hiệu xe bạn đã bị quá nhiệt
dau-hieu-xe-oto-qua-nhiet

Phân Tích Những Nguyên Nhân Khiến Xe Ô Tô Quá Nhiệt

Có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng xe bị quá nhiệt. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân chính bạn có thể nghĩ đến ngay.

Hư Hỏng Đến Từ Hệ Thống Làm Mát Động Cơ

Thiếu Hụt Nước Làm Mát

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến động cơ quá nhiệt.

Nước làm mát di chuyển khắp xung quanh động cơ để tản nhiệt động cơ ra ngoài môi trường, giúp động cơ luôn đạt nhiệt độ tối ưu.

Tuy nhiên, nếu bạn không bổ sung định kì, sẽ dẫn đến thiếu hụt nước làm mát, làm giảm hiệu quả giải nhiệt, gây tăng nhiệt độ động cơ.

thieu-hut-nuoc-lam-mat

Rò Rỉ Nước Làm Mát

Rò rỉ sẽ khiến nước làm mát luôn bị hao hụt, dù bạn đã châm đầy đủ thường xuyên. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến động cơ tăng nhiệt, dẫn đến quá nhiệt.

Chất làm mát rò rỉ có thể do ống dẫn bị nứt, thủng, miếng đệm bị mòn, khối động cơ bị nứt làm lọt nước, két nước bị thủng.

ro-ri-nuoc-lam-mat

Bơm Nước Bị Yếu Hay Bị Hỏng

Bơm nước là chi tiết đẩy nước làm mát đi xung quanh động cơ đang hoạt động để tản nhiệt. Vì vậy, khi bơm nước bị hỏng, nó sẽ làm gián đoạn dòng chảy của nước làm mát và dẫn đến quá nhiệt.

Quạt bị mòn cánh có thể là nguyên nhân chính khiến bơm yếu hoặc ngừng hoạt động. Việc này gây thiếu nước làm mát cho hệ thống, gây quá nhiệt động cơ.

bom-nuoc-lam-mat

Két Nước Tắc Nghẽn, Hư Hỏng

Cấu tạo chính của két nước bao gồm các ống dẫn nước nhỏ và cụm các lá tản nhiệt bao phủ khắp bề mặt. Các hư hỏng chủ yếu của két nước có thể kể đến như:        

  • Các ống dẫn bị nghẹt do cặn bẩn tích tụ có thể làm tắc nghẽn dòng nước làm mát. Dẫn đến két nước tản nhiệt yếu, gây sinh nhiệt cho động cơ.
  • Các cánh tản nhiệt bị hỏng hoặc cong có thể khiến nước làm mát khó tản nhiệt ra môi trường khi đi qua két nước, khiến động cơ bị nóng. 
  • Và cuối cùng, rò rỉ két nước có thể gây thất thoát nước làm mát, gây quá nhiệt cho động cơ.

ket-nuoc-bi-hong

Hư Hỏng Van Hằng Nhiệt

Hệ thống làm mát của xe bạn dựa vào van hằng nhiệt gần động cơ để xác định thời điểm đưa chất làm mát ra ngoài để điều chỉnh nhiệt độ của động cơ. Vì vậy, nếu van hằng nhiệt bị trục trặc sẽ gây rối loạn hoạt động giải nhiệt của hệ thống.

Van hằng nhiệt đóng vai trò điều chỉnh lưu lượng nước làm mát qua két nước để duy trì nhiệt độ nước làm mát luôn ở mức tối ưu. Van hằng nhiệt bị trục trặc sẽ gây rối loạn hoạt động giải nhiệt của hệ thống.

 Nếu van hằng nhiệt không phát hiện được nhiệt độ cao, nó sẽ để dòng nước nóng ti lại dòng chất làm mát và động cơ của bạn sẽ quá nóng. 

Mặt khác, nếu bộ điều chỉnh nhiệt độ bị hỏng và cho phép chất làm mát chảy liên tục, động cơ của bạn sẽ khó đạt được nhiệt độ hoạt động.

van-hang-nhiet

 Dây Dây Curoa Ô Tô (Dây Đai Truyền Động) Có Vấn Đề

Trong động cơ, dây đai truyền động dẫn động đồng thời bơm nước, quạt gió, máy phát điện và một số bộ phận khác. Những dấu hiệu mòn, nhẵn, nứt vỡ, rách chứng tỏ dây đai không thể sử dụng được nữa và cần được thay thế.

Ngoài ra, dây đai quá dãn sẽ dễ trượt khỏi pully gây kẹt, hỏng và khiến hệ thống làm mát ngừng hoạt động.

day-curoa-oto

Quạt Tản Nhiệt Két Nước Không Chạy

Quạt két nước làm việc dựa theo bộ điều nhiệt. Khi nhiệt độ nước làm mát đạt ngưỡng nhất định và động cơ đạt tốc độ vòng tua máy đủ, quạt két nước sẽ được kích hoạt.

Khi nhiệt độ động cơ và tốc độ trục cơ càng lớn, tốc độ quay của quạt làm mát cũng càng nhanh và ngược lại.

Quạt nước không chạy sẽ khiến két nước không được tản nhiệt đúng cách, để lâu sẽ gây nóng máy.

quat-ket-nuoc

Hư Hỏng Đến Từ Việc Thiếu Nhớt Bôi Trơn Trong Động Cơ

Ngoài nước làm mát, nhớt bôi trơn thiếu hoặc biến chất cũng là một yếu tố chính gây nên tình trạng quá nhiệt bạn cũng không nên bỏ qua.

Động Cơ Bị Thiếu Nhớt

Có thể khẳng định rằng, động cơ không thể hoạt động nếu không có nhớt bôi trơn. Dầu nhớt giúp giảm ma sát, giải nhiệt cho các chi tiết chuyển động bên trong động cơ.  

Khi mức dầu nhớt động cơ quá thấp, các bộ phận được bôi trơn kém sẽ tạo ra nhiều ma sát hơn và tích tụ nhiệt, gây nóng máy. Bạn có thể nhận biết tình trạng này khi đèn báo nhớt phát sáng trong bảng đồng hồ xe.

tham-nhot-dong-co

Lọc Nhớt Bị Tắc Nghẽn

Lọc nhớt lâu ngày không thay mới sẽ không thể lọc được những cặn bẩn có trong nhớt, khiến chúng tích tụ lại. Điều này làm tắc đường lưu thông nhớt, khiến động cơ bị thiếu hụt nhớt bôi trơn trầm trọng, gây hao mòn và sinh nhiệt trong động cơ.

loc-nhot-bi-tac

Hậu Quả Khôn Lường Nếu Tiếp Tục Chạy Khi Xe Ô Tô Bị Quá Nhiệt

Bạn có biết rằng, rất nhiều tài xế và chủ xe đã phải ôm hận vì cố tiếp tục hành trình khi xe đang bị quá nhiệt. 

Việc đợi xe nguội đi rồi tiếp tục di chuyển sẽ mang đến rủi ro vô cùng lớn cho bạn. Lúc này, động cơ xe bạn sẽ có nguy hư hỏng trầm trọng hơn như:

•       Cháy gioăng quy lát

•       Cong vênh nắp máy

•       Nước làm mát lọt vào buồng đốt gây thuỷ kích

•       Piston bị bó, xước lòng xi lanh

•       Nặng nhất: nổ máy – thay toàn bộ cụm động cơ

Chi phí khắc phục cho những hư hỏng này chắc chắn sẽ không hề nhỏ.

piston-bi-hu-hai

Hướng Dẫn Xử Lý Khẩn Cấp Khi Xe Ô Tô Của Bạn Bị Quá Nhiệt

Xe Bạn Vẫn Có Thể Di Chuyển Được

1.      Tắt điều hòa, mở cửa kính xe để hạ nhiệt xe nhanh chóng

2.      Dừng xe ở nơi an toàn, bật đèn cảnh báo cho các phương tiện khác nhận biết

3.      Mở nắp capo để thoát nhiệt

4.      Để tránh nguy cơ bỏng, bạn KHÔNG mở nắp két nước ngay, hãy đợi xe nguội hẳn 15–20 phút rồi hãy tiến hành.

5.      Kiểm tra mức nước làm mát và bổ sung nếu cần.

cham-nuoc-lam-mat

Xe Bạn Bị Ngừng Hẳn Và Không Thể Di Chuyển Tiếp

1.      Gọi cứu hộ, tuyệt đối không cố khởi động xe lại, tránh hư hỏng nặng hơn

2.      Di chuyển xe về gara uy tín để kiểm tra toàn bộ động cơ

3.      Bảo vệ động cơ bằng cách tắt máy, không để tiếp xúc nhiệt kéo dài

goi-cuu-ho

Cách Phòng Tránh Hiện Tượng Xe Ô Tô Bị Quá Nhiệt

Tình trạng xe bị quá nhiệt thường để lại những hư hỏng nặng, khiến bạn phải chịu những chi phí sửa chữa tốn kém. Để phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng này chỉ bằng những bước đơn giản:

Bảo Dưỡng Định Kì Thường Xuyên Theo Lịch

Bảo dưỡng định kì thường xuyên không chỉ giúp cho bạn tránh được tình trạng xe quá nhiệt mà còn ngăn ngừa được những sự cố khác có thể xảy ra.

Việc Cần LàmThời Gian
Kiểm tra, bổ sung nước làm mátĐịnh kì hàng tháng
Súc két nước, kiểm tra quạt, van hằng nhiệtĐịnh kì 6 tháng
Thay nước làm mát mớiĐịnh kì 12 tháng
Kiểm tra tổng thể hệ thống làm mátĐịnh kì 12 tháng
Thay nhớt động cơĐịnh kì sau 5000 – 10000 km / 6 tháng
Thay lọc nhớt động cơĐịnh kì sau 10000 – 15000 km / 6 – 12 tháng

Châm thêm nước làm mát, thay nhớt, lọc nhớt định kì là việc bạn có thể làm tại nhà. Trong khi đó, kiểm tra hệ thống làm mát cần thêm một số thiết bị kiểm tra, vệ sinh chuyên dùng. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy mang xe đến garage gần nhất để được kiểm tra xe và tư vấn.

Phòng Ngừa Xe Ô Tô Bị Quá Nhiệt Khi Nắng Nóng Hoặc Trước Các Chuyến Đi Dài

•       Kiểm tra tổng thể lại toàn bộ hệ thống làm mát

•       Đảm bảo quạt tản nhiệt quay ổn định

•       Không để xe nổ máy lâu khi kẹt xe dưới nắng

•       Đỗ xe dưới bóng mát hoặc trong nhà để xe, tránh để xe bạn tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng quá lâu.

Quan Sát Tình Trạng Động Cơ Dựa Trên Bảng Đồng Hồ

Dựa Trên Chỉ Báo Nhiệt Độ Động Cơ

Hãy luôn quan sát mức nhiệt độ phổ biến trên đồng hồ xe của bạn. Nếu bạn nhận thấy nhiệt độ xe đột ngột tăng cao hơn nhiều so với mức bạn thường quan sát, hãy bổ sung ngay nước làm mát nếu bạn phát hiện mức nước đang thấp hơn vạch LOW.

Dựa Trên Các Loại Đèn Báo

Nếu bạn thấy đèn báo nhiệt của động cơ luôn sáng, đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống làm mát đang bị trục trặc. Hãy dừng xe và kiểm tra xem các bộ phận có đang.

Nếu bạn thấy đèn báo nhớt luôn sáng, hãy dừng xe và kiểm tra xem liệu xe bạn có đang bị thiếu hoặc rò rỉ nhớt hay không. Bạn có thể kiểm tra sơ bộ bằng que thăm nhớt, hoặc kiểm tra chảy nhớt ở gầm xe.

Lưu ý: mọi thao tác kiểm tra của bạn khi động qua bị quá nhiệt đều phải đặt sự an toàn lên trên hết. Để tránh bị bỏng, bạn chỉ nên kiểm tra sơ bộ bình nước phụ và hạn chế mở nắp két nước khi máy đang chạy hoặc khi xe bị quá nhiệt.

Kết Luận

Khi gặp tình trạng xe quá nhiệt, cách tốt nhất để bạn có thể xử lý tình huống chính là giữ bình tĩnh, không nóng vội. Bạn cần xác định sơ bộ vấn đề và nhanh chóng liên hệ hỗ trợ sớm nhất có thể.

Phòng bệnh sẽ tốt hơn chữa bệnh, thay thế phụ tùng định kì và kiểm tra xe thường xuyên chính là cách giúp bạn khắc phục mọi sự cố tiềm ẩn cho động cơ trước khi những vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Chúc bạn luôn lái xe thoải mái và thượng lộ bình an!

Phụ lục: Câu hỏi thường gặp (Q&A)

1. Xe mới mua có bị quá nhiệt không?

→ Có thể, nếu nước làm mát bị thiếu, van nhiệt hỏng sẵn, hoặc chủ xe không để ý kiểm tra định kỳ.

2. Có thể dùng nước lọc thay nước làm mát tạm thời không?

→ Bạn có thể tạm thời sử dụng như một giải pháp tình huống, tuy nhiên đây là điều KHÔNG được khuyến nghị. Nước lọc không có chất chống gỉ, chống ăn mòn và rất dễ bay hơi.

3. Có nên bật điều hòa khi xe nóng máy?

→ Không. Bạn cần tắt điều hòa để giảm tải cho động cơ, giúp giảm nhiệt nhanh hơn.

4. Nếu xe chỉ “hơi nóng”, có cần dừng lại?

→ Có. Hiện tượng quá nhiệt có thể xảy ra bất kì lúc nào. Bạn hãy dựa vào thông tin trên bảng đồng hồ xe của bạn, đừng chờ đến khi xe bạn “bốc khói” mới xử lý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng